Bị lừa đảo qua App, qua mạng thì phải làm như thế nào để lấy lại?

Em bị lừa đảo qua App đầu tư. Hình thức nạp tiền vào đầu tư bây giờ không rút ra được, không liên lạc được với số điện thoại trên app. Tổng thiệt hại của em và một số người bạn lên đến hơn 400 triệu đồng. Vậy bây giờ em phải làm gì? Có thể tố cáo ở đâu?

Trả lời:

Điều 174 BLHS 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50,000,000 đến dưới 200,000,000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a,b,c và d khoan1 điều này.

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

…”

Bạn nạp tiền vào đầu tư qua App đầu tư. Bây giờ không rút ra được, không liên lạc được với số điện thoại trên app. Tổng thiệt hại của bạn và một số người bạn lên đến hơn 400 triệu đồng. Đây là hành vi có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên tố giác, báo tin đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

“1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm”…

Như vậy, bạn có thể làm đơn tố giác đến cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc các cơ quan, tổ chức khác.